Mình đã build Google Analytics Dashboard để giúp team Marketing theo dõi performance website thế nào?
Tuần vừa rồi mình có được sếp giao một task là training cho newbie team Marketing về các chỉ số trong GA4 (Google Analytics) để các bạn có thể tự tracking performance website và landing page sản phẩm mình đang phụ trách.
Nhưng mà vì để xem được số trong GA4 sẽ phải add tài khoản vào khá phiền, thêm vào đó report của GA4 cũng có quá nhiều chỉ số, các bạn mới sẽ dễ bị loạn không biết nhìn vào đâu để đánh giá hiệu quả, nên mình đã research một chút và build một chiếc dashboard trên Looker Studio (lấy data trực tiếp từ GA4), bao gồm những khía cạnh và chỉ số mà mình đánh giá là quan trọng khi đánh giá hiệu quả website.
Để đảm bảo không bị lộ dữ liệu công ty thì mình đã lấy random data từ 2022, đồng thời làm mờ đi các con số chi tiết.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ qua các bước mà mình build dashboard này nha.
Bước 1: Xác định mục tiêu báo cáo
Bước đầu tiên trước khi bắt đầu làm bất cứ việc gì chính là xác định rõ mục tiêu hay outcome mình muốn đạt được là gì.
Ở đây mình đã define sẵn là sẽ build dashboard từ dữ liệu của GA4, dashboard sẽ kế thừa các bảng biểu, chart có sẵn trong báo cáo gốc của GA4 mà mình thường dùng để đọc thông tin, đồng thời kết hợp thêm một vài chỉ số quan trọng giúp đánh giá sâu hơn.
Vì mình có base marketing và cũng khá quen thuộc với GA4 nên cũng nắm được giao diện báo cáo cơ bản và các chỉ số rồi, nếu bạn là người mới chưa từng tiếp xúc với GA4, mình recommend bạn có thể xem series Reporting in Google Analytics 4 của Google để hiểu thêm.
Để tóm tắt lại thì trong Google Analytics 4 có 3 loại report chính:
Acquisition Report: Giúp hiểu nguồn gốc của traffic, tức là người dùng đến từ đâu.
Engagement Report: Cung cấp thông tin về cách người dùng tương tác với website.
Monetization Report (thường dùng cho doanh nghiệp Ecommerce): Giúp hiểu được cách người dùng tương tác với các sản phẩm và dịch vụ trên website, từ đó đo lường được hiệu quả doanh thu.
Trong trường hợp của mình vì công ty không phải là Ecommerce nên mình sẽ chỉ tập trung vào 4 khía cạnh:
Website đang hoạt động như thế nào? Có tăng trưởng theo thời gian không?
Nguồn traffic nào mang lại lượng truy cập lớn nhất cho website? Chất lượng của các nguồn traffic này ra sao?
Lượng view của từng trang LDP là bao nhiêu? Người dùng có tương tác với nội dung trên các trang này không?
Người dùng truy cập vào website có đặc điểm nhân khẩu học thế nào? (độ tuổi, giới tính, sở thích,...) Cách họ tương tác với website có gì khác biệt giữa các nhóm?
Note một chút là Google Analytics có thể theo dõi thông tin liên quan đến người dùng mới (new users), ví dụ như họ lần đầu vào website từ nguồn nào. Tuy nhiên, do các quy định về việc không cho phép thu thập thông tin người dùng qua cookies, mình thấy những con số này không còn quá chính xác. Vì vậy, với thông tin về users, mình sẽ chỉ tập trung vào đặc điểm nhân khẩu học của người dùng và mức độ tương tác với website của từng nhóm, thay vì dựa vào dữ liệu về lần đầu truy cập các trang.
Bước 2: Lựa chọn metrics & lên layout cho dashboard
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, mình bắt tay vào việc lựa chọn các metrics giúp trả lời các câu hỏi trên để đưa vào từng trang báo cáo.
Thực ra trong quá trình lựa metrics mình không có list được ra hết đầy đủ metrics ngay từ đầu đâu 😁 Lúc này mình cũng có tham khảo thêm một số Dashboard Google Analytics 4 để xem bình thường dashboard trên Google Analytics mọi người thường sẽ khai thác những chỉ số gì. Ví dụ ở đây mình có tham khảo chính dashboard GA4 trên Looker Studio.
Sau một hồi research tham khảo tứ phía kết hợp mới những câu hỏi mà mình đã define trong phần mục tiêu báo cáo thì mình cũng list down được các metrics quan trọng sẽ đưa vào từng trang báo cáo như sau:
Page 1: Overview
Mục tiêu: Cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất của website.
Các chỉ số sẽ được đưa vào báo cáo:
Total Users: Số lượng người dùng truy cập vào website.
Active Users: Số lượng người dùng “active” - thực sự tương tác với website.
Sessions: Tổng số phiên truy cập được tạo ra trên website.
Engagement Rate: Tỷ lệ phần trăm của các phiên có tương tác so với tổng số phiên.
Avg. Session Duration: Thời gian trung bình người dùng dành cho mỗi phiên truy cập.
Avg. Engagement Duration: Thời gian trung bình người dùng thực sự tương tác trong phiên (ví dụ: xem video, nhấp chuột vào mục khác).
Page 2: User Demographics
Mục tiêu: Hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học của người dùng.
Các thông tin cần đưa vào báo cáo:
Age, Gender, City, Country: Độ tuổi, giới tính và vị trí địa lý của người dùng.
Device: Thiết bị mà người dùng sử dụng để truy cập website (máy tính, di động, máy tính bảng).
Interest: Sở thích và mối quan tâm của người dùng dựa trên hành vi trực tuyến của họ, ví dụ: lifestyle, technology,...
Page 3: Traffic Source
Mục tiêu: Xác định nguồn gốc của traffic và đánh giá chất lượng của nó.
Các yếu tố cần phân tích:
Source: Nguồn gốc của traffic (ví dụ: Google, Facebook, Referral).
Medium: Phương thức mà người dùng sử dụng để truy cập website (ví dụ: Organic, Paid, Email, Social).
Các chỉ số cần đo lường:
Total Users, Active Users, Sessions: Số lượng người dùng và phiên truy cập.
Session Duration: Thời gian trung bình người dùng dành cho mỗi phiên.
Engaged Sessions: Số phiên người dùng thực hiện hành động tương tác.
Engagement Rate, Engaged Session Duration: Tỷ lệ và thời gian người dùng tương tác.
Views per Session: Số trang được xem trung bình mỗi phiên.
Event per Session: Số sự kiện trung bình người dùng thực hiện trong mỗi phiên.
Page 4: Landing Page Engagement
Mục tiêu: Đánh giá hiệu suất của các trang landing (LDP).
Dữ liệu sẽ được phân tích theo Page title (Tiêu đề trang), giúp theo dõi hiệu suất của từng trang riêng biệt.
Các chỉ số được theo dõi bao gồm:
Sessions, Bounce Rate, Pageviews: Số lượng phiên, tỷ lệ thoát và lượt xem trang.
Active Users, Views per User: Số người dùng thực sự tương tác và số lượt xem trung bình mỗi người dùng.
Time on Page, Engagement Time: Thời gian trung bình người dùng dành cho trang và thời gian họ thực sự tương tác với nội dung.
Event Count: Tổng số hành động mà người dùng thực hiện trên trang.
Ngoài ra, sẽ cần theo dõi chi tiết hơn hành động của người dùng trên trang landing thông qua các Event như page_view, ScrollDepth_25_percent, click button,...
Bước 3: Build Dashboard trên Looker Studio
Bước tiếp theo là bắt tay vào connect Data từ GA4 vào Looker Studio và bắt đầu build dashboard.
Cách tạo chart, kéo thả data cũng khá đơn giản giống Power BI.
Ngoài ra có một số chỉ số không có sẵn trên Google Analytics nên mình cũng phải tính toán thêm dựa vào các chỉ số đã có sẵn trong GA4.
Ví dụ: Time on page, Average engagement time per session, Event per session,...
Và đây là Dashboard mình đã build được:
Để đảm bảo không bị lộ dữ liệu công ty thì mình đã lấy random data từ 2022, đồng thời làm mờ đi các con số chi tiết.
Dashboard này bao gồm 4 page:
1. Overview:
Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình website.
Có bao nhiêu người dùng truy cập vào website? Xu hướng theo thời gian (Total users, active users)
Có bao nhiêu phiên truy cập được tạo ra? Chất lượng các phiên truy cập thế nào? Xu hướng theo thời gian (Sessions, engagement rate, session duration, engagement duration)
2. User Demographics:
- Giúp hiểu hơn về đặc điểm nhân khẩu học của người dùng bao gồm: giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, thiết bị họ sử dụng, sở thích của họ.
- Linking với các chỉ số như Engagement rate, Avg. session duration để đánh giá nhóm khách hàng có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau thì có ảnh hưởng đến tương tác của họ trên website
3. Traffic Source:
Giúp hiểu rõ hơn traffic của website đến từ nguồn nào: Organic Search, Social Media, Paid,...
Đồng thời kết hợp với các chỉ số như: Engaged session, engagement duration, view per session, event per session,... để đánh giá kỹ hơn traffic đến từ các nguồn có có phải là traffic chất lượng hay không?
4. Landing Page Engagement:
Giúp đánh giá performance của từng LDP bao gồm: đâu là top ldp có nhiều pageview nhất, có bao nhiêu người truy cập vào từng ldp, số lượt pageview của từng trang là bao nhiêu, người dùng dành bao nhiêu thời gian ở lại trên trang, họ có scroll và đọc hết nội dung trên trang không? hay có các hành động tương tác gì khác không? (vd: click, xem video, download,...)
Kết luận
Vậy là mình vừa chia sẻ với mọi người về quá trình mình build một dashboard Google Analytics trên Looker Studio. Trong quá trình làm, mình thấy thật ra điều khó nhất không phải là cách dùng tool thế nào, mà là kiến thức business domain, phải thật sự tìm hiểu kỹ về GA4, nắm được các chỉ số quan trọng, các chỉ số đó nói lên điều gì, giải quyết bài toán gì thì mới có thể build được một chiếc dashboard thật sự hữu dụng cho người dùng. Còn cách dùng Looker Studio hay bất cứ công cụ nào chỉ cần bạn chăm chỉ thì hoàn toàn có thể sử dụng được.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ nó với người khác và đừng quên subscribe để nhận được email thông báo về các bài post mới mình sẽ chia sẻ trong thời gian tới nhé 😀
Bài viết rất hữu ích, đặc biệt cho ae nào build website từ con số 0 & muốn đo lường hiệu quả.